Archive for the Category »Chapter «

Phần 1

Một buổi sáng tinh mơ tại Sài Gòn, mùa hè năm ấy, anh nhờ tôi đến viếng mộ của một người quen cũ. Anh cứ dặn đi dặn lại là phải mua cho người ấy một họp thuốc lá ba số 5, loại khác người ta không thích. Rồi anh nhắc tôi là đừng quên mua bật lửa mồi thuốc. Cái ông anh này dở hơi thật, người âm muốn hút thuốc thì cần chi bật lửa. Tôi nghĩ thầm trong bụng rồi chỉ biết cười trừ. Xe Taxi dừng ngay trước cổng của một khu nghĩa trang nhỏ, con đường dẫn từ cổng đi vào như vừa được tu sửa, vẫn còn thoang thoảng mùi nhựa đường mới trải. Sáng sớm thế này, cũng chỉ lác đác có vài bóng người viếng mộ. Một cụ ông tóc bạc phơ hì hục nhổ cỏ dại, làm vệ sinh cho những mộ phần dường như đã lâu không được ai quan tâm chăm sóc.


Được sự hướng dẫn vị trí của anh và tôi cũng khá tinh mắt, không mất quá nhiều thời gian để tôi tìm được đến nơi người quen của anh đang yên nghỉ. Thấp thoáng xa xa bên mộ phần, tôi thấy một người phụ nữ với chiếc đầm dài màu đen, giày cao gót trắng. Trang phục đơn giản nhưng toát lên vẻ sang trọng, quý phái. Cô ấy đang đứng đó, lẻ loi một mình dưới buổi sớm bình minh, nhìn vào di ảnh một cách trầm tư, đượm buồn. Tôi tiến từng bước chậm rãi, lại gần hơn và nhận ra một người quen cũ, chị Linh. Đã bao nhiêu năm rồi không gặp lại chị nhỉ? Vẫn vẹn nguyên cái nét đẹp từng khiến anh tôi mê mệt đây mà, một nét đẹp của cô tiểu thư đài cát đất Sài Gòn năm ấy.


Ở khoảng cách này, tôi thấy chị đang lẩm bẩm đọc cái gì đó, như một bài kinh cầu nguyện cho người đã khuất. Một hồi lâu, chỉ quay lại thì thoáng chút giật mình, vì tôi đã đứng tòng ngòng phía sau từ lúc nào mà không một tiếng động, mặt chị hơi ngơ ngác nhìn tôi. Nhưng dần dần, khuông mặt chị cũng giãn ra, nở một nụ cười hiền dịu với tôi, chị khẽ gật đầu chào vì nhận ra người quen. Đến bây giờ, tôi mới biết được nụ cười thương hiệu của chị, là nó đẹp như thế nào. Chị bước sang một bên và nhường chỗ cho tôi đến viếng mộ phần, tôi khẽ cúi đầu chào chị rồi tiến đến gần hơn. Tôi quỳ xuống bên mộ, đặt một bó hoa cúc trắng ngay ngắn cùng họp thuốc lá 555, cũng không quên chiếc bật lửa mà người anh đã căn dặn. Nhìn quanh mộ phần thì như đã được vệ sinh rất sạch sẽ, không bị che lấp bởi những bụi cỏ dại cao tới nửa thân người. Nhiều bụi cao đến nỗi che lấp luôn những phần mộ gần đó. Tôi nghĩ thầm, chắc chị Linh đã vệ sinh sạch sẽ mọi thứ từ trước.


Nhin quanh để tìm chị thì thấy chị đang ngồi ở một mái đình gần đó. Nắng Sài Gòn lúc này đã bắt đầu nóng gay gắt hơn, trên trán chị lấm tấm những giọt mồ hôi. Một vài giọt chảy xuống gò má trắng hồng của chị. Tuy mồ hôi nhiều vậy mà khi đến ngồi gần chị, vẫn thoang thoảng một mùi hương rất dễ chịu. Một mùi hương nhẹ nhàng, bình dị như chính chị lúc này. Không còn đó một cô tiểu thư lí lắc, nhảy chân sáo đi vào ngõ nhỏ của ngôi nhà ngày nào. Giờ đây trước mặt tôi, hình ảnh một người phụ nữ với nét đẹp của tuổi trưởng thành, từng trải qua bao năm tháng cuộc đời.

Chị lau mồ hôi nhe! – Tôi chìa bịch khăn giấy ra trước mặt chị.

Cảm ơn em! Lại đây chỉ hỏi chuyện chút. – Chị cười rồi ngoắt ngoắt tôi qua ngồi cùng ghế với chị.

Chị còn nhớ em hả? – Tôi xích lại gần chị hơn và hỏi tỏ vẻ ngạc nhiên.

Không những nhớ mà còn nhớ rất kỹ, nhớ đến nỗi ghét cay đắng luôn ấy! – Mặt chị không còn vui vẻ nữa mà hơi đanh lại, nghiêm túc nhìn tôi.


Tôi hơi bối rối với câu trả lời của chị. Tôi cứ lật từng trang ký ức một, xem mình đã làm gì có lỗi với chị chưa, mà giờ chị bảo là chị ghét tôi. Tôi chỉ biết nhìn chị ú ớ ngơ ngác suy nghĩ, nhưng chị không đợi quá lâu để chờ câu trả lời của tôi, khuôn mặt chỉ lại trở lại vui tươi như trước.

Chị giỡn á cái thằng nhóc này thiệt là! – Chị cười nói nhưng mắt chị lại nhìn về mộ phần của người ấy.
Nụ cười dần dần biến mất, chị trầm ngâm hơn. Tôi thật sự cũng không hiểu cảm xúc của chị lúc này, chuyện gì đã xảy ra với người nằm xuống đó.

Chị ghét mày thiệt! Sao ngày đó chưa nói được gì, đưa thư xong rồi chạy mất tiêu vậy?

Dạ dạ, em xin lỗi! Em ngại tiếp xúc với con gái đẹp lắm.


Chị nhìn tôi khẽ cười rồi chỉ biết lắc đầu. Một thằng bé từ đâu chạy đến nếu lấy tay tôi, nó cứ kêu chú ơi chú ơi ra chơi với con nè vui lắm. Ông cụ tóc bạc phơ từ xa vội vã chạy lại, mắng đứa bé và kéo nó ra khỏi tôi. Ông ngồi bệt xuống dưới mái hiên tránh nóng, tay chân lấm lem bùn đất, mồ hôi chảy nhễ nhại nhưng nét mặt vẫn tươi cười với đứa cháu của mình.

Cô cậu thứ lỗi, nó mồ côi cha mẹ từ nhỏ, nó khờ lắm. – Ông vừa nói vừa cưng nựng thằng nhóc gầy nhom có nước da ngăm đen đó.


Ông kể là ông không có gia đình, sống có một mình ở cái túp lều nhỏ bên kia đường. Rồi ngày ngày ông chăm sóc mộ phần dùm cho những gia đình không có điều kiện thời gian, thuê ông có ba cọc ba đồng. Một ngày kia duyên trời từ đâu, có tiếng khóc của trẻ sơ sinh trước lều, vậy là nó mạng hai ông cháu về sống với nhau. Từ ngày có thằng nhóc này, nó là lẽ sống của ông. Ông hăng say làm việc hơn, để ráng lo cho nó ăn học tử tế. Nhưng ông cũng sợ một ngày nào đó, cha mẹ nó sẽ quay về tìm, lúc đó ông cũng không biết phải sống thế nào khi thiếu nó nữa. Ngày ngày làm việc chăm sóc nghĩa trang, ông lạy bia mộ này, đến khấn vái bia mộ kia cho thằng bé ăn mau chóng lớn nhưng đừng bỏ ông đi…nếu xui rủi mà có đi thật, thì lúc tốt nhất là đi khi ông đã nằm xuống, đi như vậy thì nó sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn bên gia đình mới. Còn ông… còn ông thì ở trên kia, có thể ngắm cháu ông mỗi ngày, dõi theo từng bước chân dù cháu ông có bay đến những phương trời tươi đẹp xa xôi nào đó.


Tôi và chị Linh quyết định tặng cho hai ông cháu một số tiền nhỏ để giúp ông trang trải một phần nào gánh nặng cuộc sống. Ông mừng lắm cứ cảm ơn chúng tôi mãi, ông vội dẫn thằng bé đi và bảo hôm nay sẽ cho nó ăn ngon, đã lâu rồi nó có ăn được bữa nào ra hồn đâu.

Nếu thời gian có quay lại, liệu có thay đổi được gì không chị? – Một chút hoài niệm xưa, tôi chợt hỏi chị khi ông lão và thằng bé đã khuất xa dần.

Chắc cũng sẽ như vậy thôi em. – Chị ngậm ngùi trả lời rồi tựa nhẹ người vào một góc.


Chị hỏi tôi là người ta hay bảo khi yêu nhau lâu, lúc chán nhau rồi thì nhắm mắt mà đừng buông tay, tôi có hiểu không. Tôi cũng không hiểu ý chị là gì. Rồi chị nói là dù có quay lại thì chị vẫn là một con nhóc chưa trải sự đời, làm sao chị hiểu được cảm giác của sự chia ly nó đau đến mức nào, làm sao chỉ hiểu được mất đi một người quan trọng như anh sẽ ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của chị nhiều bao nhiêu. Mà cái gì cũng không biết, không hiểu thì dù có quay ngược thời gian một trăm lần, một nghìn lần, chị vẫn sẽ là Linh dại khờ của ngày nào. Cũng giống như ý nghĩa của câu nói trên, khi người ta yêu nhau lâu, đến lúc chán thật sự rồi, nhưng người ta vẫn nhắm mắt mà ở cạnh nhau. Bởi vì người từng trải thì người ta hiểu được một điều, đôi khi nhìn thấy đối phương hoài, có lúc chán thật, nhưng thử một ngày nào mở mắt ra mà không thấy nữa xem, đến lúc đó lại chạy đi tìm, lại khóc lóc, hối hận. Bởi vì người ta đã trở thành một phần cuộc sống của mình từ lúc nào rồi, mà mình không hay biết.


Mà người từng trải thì đâu cần mất, họ mới biết quý. Có lẽ vì trong quá khứ, họ đã từng mất quá nhiều mà thôi.

Nếu chị được quay lại, thì có thể cho chị là người từng trải, chứ không phải là một con nhóc khờ khạo được không em? – Chị nhìn tôi khẩn khoản hỏi, như tôi là vị thần có thể cho chị một phép màu vậy.
Tôi biết chị hỏi ra, cũng không nhằm mục đích tìm câu trả lời từ tôi. Chắc là một chút nuối tiếc nào đó còn lại, đã thôi thúc chị nói ra một câu hỏi, mà ai cũng đã có câu trả lời. Tôi có thể viết một câu chuyện về cuộc đời chị, tôi có thể cho chị một kết thúc tốt đẹp hơn, nhưng để làm gì kia chứ, khi thật sự người phụ nữ này vẫn chưa tìm được cho mình một hạnh phúc mà chị xứng đáng nhận được.


Chiều hôm đó, chị mời tôi về nhà chơi, cùng ăn cơm với chị để tâm sự nhiều hơn vệ cuộc sống. Về những góc khuất cuộc đời chị, mà có lẽ tôi vẫn còn thắc mắc, day dứt muốn biết nhiều hơn.


Lại con hẻm nhỏ ấy, vẫn ngôi nhà ấy sau bao nhiêu năm nó vẫn vậy. Nếu có thay đổi, thì có chăng là con người đã khác đi, cụ bà bán chè đậu xanh cuối hẻm không còn ngồi ở đó nữa. Mà thay vào đó là một người phụ nữ trạc ngoài 40, ra chè từng ly một cách thành thục. Và chính chị cũng đã khác đi nhiều đó chứ, những bước chân đã chậm rãi, từ tốn hơn trước. Chị không còn nhanh nhẹn, không còn quá vội vã như cái cách mà con người Sài Gòn luôn tất bật với cuộc sống mưu sinh hằng ngày. Chị cười nhẹ nhàng, hỏi thăm cô chủ gánh chè và không quên mua giúp một vài bịch chè, mấy cái bánh chuối chiên.


Vào nhà chị, tôi thấy cảnh vật lại rất thân quen, như cái cách mà tôi luôn suy nghĩ về nó. Nhưng sao nó vẫn thiếu một cái gì đó, một cái gì đó gọi là hạnh phúc, của một người phụ nữ nên có ở độ tuổi của chị. Tôi cảm thấy xót xa lắm, xót cho những gì chị đã từng trải qua. Nhưng tại sao chị vẫn vậy, chị vẫn chưa tìm được định mệnh cuộc đời mình sao? Hay vì chị không muốn tìm nó, chị vẫn còn day dứt chuyện cũ và luôn cho rằng bản thân mình không xứng đáng nhận được, một hạnh phúc cơ bản nhất mà bất kể người phụ nữ nào cũng xứng đáng có được. Bao nhiêu câu hỏi cứ xuất hiện trong đâu tôi, từng dòng suy nghĩ hoài niệm cứ hiện về.

Chị nấu ăn không ngon hả em? Sao không ăn đi mà suy tư im lặng vậy? – Chị hỏi và gấp thêm cho tôi một cái cánh gà chiên thơm phức mùi nước mắm.
Tôi lật đật ăn lấy ăn để như kiểu chết đói đã mấy ngày. Thật sự ban sáng đi viếng mộ sớm, tôi cũng quên chưa kịp ăn gì. Bụng cứ đói cồn cào nãy giờ, chỉ chờ một lời mời của chị, là tôi cho chị biết thằng ham ăn nó ăn xấu đến mức nào. Chị mà nấu không ngon thì ai nấu ngon nữa, tôi tự hỏi. Chị cười ha hả bảo tôi ăn từ từ thôi, tôi thấy vậy càng ăn nhanh hơn, làm quá lên một chút cho chị vui, mấy khi được thấy chị cười nhiều như vậy. Có phải thời gian qua ngày nào chị cũng đi về không ai đón đưa, rồi lại lủi thủi bên mâm cơm một mình không chị? Tội tình gì chị phải như vậy hả chị Linh?


Sau buổi cơm, tôi ngồi tâm sự với chị chuyện đời, sực nhớ một món đồ anh tôi nhờ giao cho chị nếu có cơ hội gặp lại. Đó là một tấm ảnh chụp ba người, anh Khanh, chị và người tôi đi viếng lúc sáng. Tâm hình này lúc nào mà tôi không cất trong ví, để lâu lâu lấy ra, còn được nhìn lại những người thân yêu của tôi ngày nào.


Tay chị khẽ run nhận lại tấm ảnh của mình, phía sau còn có chữ Linh viết bằng mực tím. Lúc trước mỗi người sẽ giữ một tấm làm kỷ niệm, những vì một phút lỡ tay của anh tôi, nó chỉ còn lại một tấm duy nhất, là tấm của chị Linh. Chị Linh đã gửi cho anh tôi tấm hình này nhiều năm về trước, nhưng giờ anh tôi đã gửi trả lại cho chủ nhân đích thực của nó.


Mắt chị đỏ hoe, những dòng lệ trực chờ như muốn rơi xuống bất cứ lúc nào. Chị đứng chính giữa, anh Khanh đứng bên phải, còn người nằm xuống đó đứng bên tay trái chị, tay chị chạm nhẹ vào khuôn mặt người đó, rồi từng giọt nước mắt lăn trên khóe mi. Chị bắt đầu kể về Sài Gòn năm đó, những ngày sau khi anh tôi đi mà không lời từ biệt, chỉ để lại một bức thư nhờ tôi giao lại cho chị.

Phần 2

Cốc cốc, cốc cốc.


Tiếng gõ cửa ngày một dồn dập và lớn hơn.

Anh Nam, anh có chịu dậy chưa? Hôm qua anh hứa với em cái gì? – Linh tức giận, đập vào cửa phòng trọ liên hồi, ồn ào cả xóm trọ.


Mấy thằng sinh viên tỉnh lẻ bu cả đám ra ngồi hóng chuyện, mấy khi có một cô bé xinh xắn ghé qua cái hốc trọ hôi hám, bụi bẩn này. Những gì người ta thấy ở đây, quả thật khác xa với cuộc sống đô thị phồn hoa, chỉ nằm phía sau bức tường mỏng ấy thôi. Bước qua cái cổng nhỏ đó, như đi lạc vào một xứ sở khác, cuộc sống của một tầng lớp khác. Và một cô bé xinh đẹp từ cái tầng lớp cao cấp ấy đang hiện diện ở đây, làm không khí cả xóm trọ trở nên bát nhào, ồn ào lạ thường.

Ủa, em đến lúc nào vậy? – Nam mở cửa phòng, tay gãi gãi đầu, mặt vẫn còn say ngủ hỏi ngu ngơ như không hề biết gì.

Mấy cái thằng kia, nhìn cái gì, đi về hết! – Nam chỉ trỏ vô định, cũng chả biết có chỉ đúng hướng cái xóm nhà lá nhiều chuyện đang xầm xì to nhỏ ấy không.

Linh bước vào phòng với vẻ bực bội, cô nhìn quanh căn phòng một lúc cảm thấy ngán ngẫm.

Sao anh bê bối quá! Lúc trước có anh Khanh ở đây cũng đâu đến nỗi rác rến nhiều như vậy? – Linh chép miệng lắc đầu hỏi.

Lại Khanh, ngày nào cũng Khanh em không chán hả? – Nam định nằm ra đệm để ngủ tiếp, bỏ mặt Linh muốn làm gì thì làm.

Anh hứa với em hôm này làm gì mà giờ còn ngủ? Dậy, dậy mau! – Linh ôm gối, quất liên tục vào người Nam.

Cho anh ngủ xíu nữa, chiều mình đi được không? Hôm qua anh làm về khuya mà. – Nam chắp tay như khẩn cầu.

Tụi mình hứa sao? – Linh giơ bức ảnh cũ 3 người ra trước mặt Nam cau mày hỏi.

Dạ tiểu thư, cho anh xin vào rửa mặt cái rồi mình đi. – Nam cố gắng đứng dậy một cách mệt mỏi, mặt nhăn nhó vì những tia nắng mặt trời rọi thẳng vào mặt.

Hi hi, nhanh nha, em đợi anh ở ngoài. – Tiểu thư Linh với nét mặt rạng ngời, đầy hy vọng.
Nam nhìn thấy Linh tươi vui được như vậy cũng mủi lòng, nụ cười tỏa nắng ấy tiếp thêm động lực cho anh quên đi cái mệt mỏi hiện tại. Dạo này quá nhiều đồ án trong trường phải hoàn thành, tối Nam còn phải đi dạy thêm, nhiều lúc phải chạy xe ôm khuya để kiếm thêm thu nhập. Gần tới ngày phải đóng tiền trọ nữa, mọi thứ như rối tung lên kể từ ngày Khanh đi. Lúc trước hai đứa ở chung, cùng san sẻ gánh nặng kinh tế, ăn uống cũng không thiếu thốn như bây giờ. Khanh giờ mày đâu rồi, chơi kì quá, sao bỏ bạn bè bơ vơ vậy nè, Nam chỉ biết thầm trách rồi cười cho qua ngày.


Mà thật sự thì tao cũng không nên trách mày, cuộc sống của mày thì mày có quyền lựa chọn. Tao cũng đâu phải con nít mà cần mày bên cạnh chăm bẵm. Mà cái thằng cũng bày vẽ thật, đã đi âm thầm, còn âm thầm nhét tiền vào balo cho tao chi, mày đi đến cái đất nước xa lạ đó, rồi biết sống có tốt không, mày nên giữ tiền làm lộ phí phòng thân, cho tao nhiều quá như vậy thì mày lấy gì xài.
Nói thì nói vậy thôi, chứ số tiền ấy đã giúp được cho Nam rất nhiều. Nếu không có nó, lúc bà ngoại dưới quê đổ bệnh, chắc Nam cũng không biết phải chạy tiền ở đâu để lo cho ngoại nhập viện.
Đẩy chiếc cúp cùi ra khỏi phòng, Nam trông thấy Linh đang đứng ngoài cổng, bị mấy thằng bặm trợn xăm trổ trêu ghẹo. Nam chạy ra thật nhanh rồi kéo tay Linh lại về phía mình, trừng mắt nhìn bọn nó.

Mày liệu hồn đóng tiền trọ đúng ngày cho chị Năm, tháng nào cũng trễ nải, coi chừng tao nhe mậy. – Thằng cầm đầu hăm he Nam.


Lúc này Linh vô cùng sợ sệt nép phía sau lưng Nam. Xa xa, một quý bà đang ngồi trong một chiếc xe màu đen mới bóng loáng, nhìn về phía Nam và Linh. Đó là chị Năm, bà trùm bất động sản thời bấy giờ. Nhà hàng, quán bar, khách sạn, nhà trọ của chị không đếm xuể, một khối tài sản quá lớn trong tay một người phụ nữ chỉ trạc ngoài 40.


Nam chở Linh chạy ngang qua xe chị Năm, anh cúi đầu lễ phép chào chị. Linh thì một chút bối rối, vì từ sáng giờ toàn gặp những con người kì lạ mà hiếm khi Linh có cơ hội va chạm trong cuộc sống.


Từ ngày Khanh đi, Linh không khóc. Nhưng trong đôi mắt ấy, chất chứa khá nhiều ưu tư, muộn phiền. Nam cũng thấy lạ vì quá hiểu tính Linh khá mít ướt, vậy mà cô bé ngày qua ngày trông rất nghị lực, cứ nuôi hy vọng sẽ liên lạc được với Khanh. Được mẹ hiền cho số người dì của anh Khanh dưới quê, ngày nào Linh cũng gọi, nhưng toàn là thuê bao hiện không liên lạc được. Còn địa chỉ thường trú của Khanh lại là một căn nhà nhỏ trên đường Đặng Thế Phong, lần nào lại thì cũng thấy khóa cửa ngoài. Chị xe nước mía trước nhà bảo hình như đã lâu lắm rồi không ai về đây sinh sống nữa. Linh cũng đã viết lại một tờ giấy nhỏ đẩy qua khe cửa thông tin của bản thân, để hy vọng một ngày nào đó, một ai đó có thông tin về Khanh, có thể liên lạc cho Linh biết.

Chiếc xe cúp cà tàng chở hai con người dưới cái nắng rát da thịt của Sài Gòn, họ cùng đi về một hướng nhưng lại có những suy nghĩ, ưu tư khác nhau. Một cô bé đang có một lòng tin mãnh liệt là sẽ tìm lại được tình yêu đích thực của đời mình, cô mạnh mẽ chưa từng thấy. Cũng không hiểu cô lấy nguồn động lực từ đâu, có phải từ người cô yêu thật sự mà cô chỉ vừa mới nhận ra. Ngày nào cô không nghe người đó nhắc đi nhắc lại những câu, như sau này không có anh, em phải mạnh mẽ lên, anh không ở cảnh em hoài được đâu. Chỉ tiếc lúc đó cô còn quá trẻ con, có hiểu được ý nghĩa của những câu nói đó. Hoặc vì cô quá tự tin nghĩ rằng người ấy sẽ mãi ở bên cạnh cô.


Còn chàng trai đang chở cô, anh ấy vừa buồn nhưng có chút gì đó vui vui trong lòng. Buồn vì vừa mất đi một người bạn thân nhất, nhưng vui vì dạo này được gần cô gái anh ấy yêu nhiều hơn, được quan tâm chăm sóc cô nhiều hơn. Cũng không biết cô ấy có hiểu được tình cảm của anh không, nhưng những điều nhẹ nhàng giống như hiện tại thôi, là được cô ngồi phía sau lưng, cũng đủ làm anh cảm thấy ấm lòng, không đòi hỏi gì hơn. Đôi lúc anh cùng cô đi tìm người ấy, nhưng anh không biết thật sự bản thân anh muốn gì, có thật sự anh muốn tìm lại được người bạn thân của mình, hay anh đang hy vọng sẽ không bao giờ tìm được, hy vọng Khanh sẽ không quay lại nữa. Để anh có cơ hội nhiều hơn với Linh.

Anh chạy nhầm đường rồi kìa. – Linh quát to rồi đập vào vai Nam một cái thật mạnh.

Anh chạy xe mà mỉm cười cái gì đó, bộ anh vui lắm hả? – Nhìn qua gương chiếu hậu Linh hỏi với giọng khó chịu.


Sáng giờ cứ chạy nhầm đường suốt, mất bao nhiêu là thời gian. Lúc xuất phát thì trời cũng gần đứng bóng, cả hai đều mệt mỏi vì cái nắng oi bức. Nam dừng xe ở một tủ bán bánh mì thịt ven đường, anh bắt Linh phải ăn để lấy sức mà còn đi tiếp. Linh không thèm đếm xỉa tới lời nói của anh, chỉ muốn về Củ Chi thật nhanh. Lần nào hỏi ăn gì không Linh cũng bảo không đói, vậy là Nam cũng chả muốn ăn, mà để bụng đói meo chạy một mạch về huyện. Lòng Nam buồn lắm, vì Linh chỉ lo tìm Khanh, một chút quan tâm Nam rằng Nam có đói bụng, có mệt không cũng không thấy.


1 giờ đồng hồ sau, hai người đã về tới huyện Củ Chi, vẻ mặt của cả hai hơi ngơ ngác, một chút bối rối. Mọi thứ xung quanh đều lạ lẫm, vì đây là lần đầu họ đặt chân đến vùng ngoại ô này. Lần theo những lời chỉ đường, hai người đến một căn nhà nhỏ cách chiếc cầu bắt qua một con kênh lớn. Lại một lần nữa là một căn nhà không người sinh sống, cửa cũng đã khóa ngoài. Linh lại tiếp tục nhét một mảnh giấy vào trong, nuôi cái hy vọng ngày càng nhỏ của mình. Khuôn mặt Linh trông nhợt nhạt hơn, anh mắt đã trầm buồn hẳn đi vì những tia sáng hy vọng cuối cùng vừa vụt tắt.


Khóe mắt Nam bắt đầu cay cay khi nhìn thấy hình ảnh người con gái mình yếu phải chịu vất vả như vậy. Anh giận thằng bạn thân của mình vì sao lại bỏ đi, anh giận Linh vì không biết nghĩ đến sức khỏe của bản thân mình, cô có ăn uống gì sáng giờ đâu. Khuôn mặt tiều tụy, nhợt nhạt, đôi lúc run lên vì đói. Và anh giận nhiều nhất là chính bản thân của anh, vì anh cũng chỉ biết đứng từ xa nhìn người con gái mình yêu đau khổ, nhiều lúc muốn dùng hết dũng khí để bày tỏ với Linh tình cảm của mình, muốn che chở cho em trong suốt quãng đời còn lại của cuộc sống, nhưng vì mặc cảm bản thân, cảm thấy mình không xứng, mà không dám một lần bước sang lằn ranh giới giữa những tầng lớp khác nhau trong xã hội. Và điều anh sợ nhất là đánh mất đi tình bạn mà anh vô cùng trân quý giữa ba con người, đã từng hứa hẹn với nhau sẽ không bao giờ bỏ mặt người bạn mình lúc gặp hoạn nạn, tấm hình 3 người ấy, lúc nào anh cũng mang theo trong người.


Nam đã thuyết phục được Linh tìm một quán ăn để nghỉ chân. Nam đưa ra những lý do khiến Linh phải bằng lòng, như bây giờ cứ thử tìm một quán ăn nào đông khách, biết đâu bà chủ ở đây lại biết được những người mà cả hai đang cần tìm. Khanh từng tặng Linh một bức hình chụp gia đình anh và dì, có đầy đủ mọi người, Linh mang nó theo trong chuyến đi này để hy vọng tìm ra thông tin của một trong những người xuất hiện trong hình, từ đó cô sẽ tìm được cách liên lạc với Khanh. Trong cái xóm đạo này thì gánh bún cô tư mập là nổi tiếng nhất, mặc dù quán hơi lụp sụp, vách lá, những khách ra vào nườm nượp không ngớt. Cô Tư thường nghỉ sớm, vì mấy nồi nước leo dù to đến đâu, bán một tẹo trong vài tiếng là hết sạch.


Nam ngồi ăn ngon lành, húp nước lèo sì sụp Linh thì ăn được có vài đũa rồi ngại ngùng tiến gần lại bà chủ quán bắt chuyện. Cô gái nhỏ hơi e dè vì quán đang rất đông khách, nhưng lấy hết dũng cảm trình bày với bà chủ quan. Thấy Linh lễ phép, cô Tư mập cũng vui vẻ, ra sức giúp đỡ.

Mèn đét ơi! Mấy cái khuôn mặt này quen lắm nè, mà sao nhở hoài không ra vậy ta. – Cô Tư cau mày, gãi đầu nói to khiến mọi người xung quanh chú ý.

Tụi bây ra coi phụ tao coi biết ai không tụi bây! – Cô gọi hết mấy đứa nhóc phục vụ bàn bu lại xung quanh, cá đám xầm xì chỉ trỏ, như đang cố gắng lục lại trong trí nhớ để tìm người quen.
Linh cảm thấy vui lắm, vui vì cái nghĩa tình của người dân quê, vùi vì tia hy vọng tìm lại được anh lại được thắp sáng một lần nữa. Nhưng rồi từng đứa một rời đi vì bất lực, không thể giúp được gì, những gì Linh nhận được chỉ là những cái lắc đầu.

Bác nghĩ thế này, hay là cháu thử đến tìm cha Nguyên ở nhà thờ cuối đường này xem sao. Cả xóm đạo này, ai mà cha không biết. Nếu may mắn, nhiều khi cháu lại tìm được họ ngay tại nhà thờ không chừng, nếu họ là người công giáo mà sống xung quanh đây, thì chắc chắn họ chỉ đi nhà thời này thôi. – Cụ bà ở bàn cạnh bên ôn tồn chỉa sẻ.


Linh mừng rỡ cảm ơn vì lời gợi ý của cụ, lúc này mọi người trong quan cũng không còn để ý đến câu chuyện của Linh nữa. Duy chỉ có một người đã buông đũa từ lâu, Nam ngồi đó quan sát Linh nãy giờ. Lại một cảm giác buồn man mác, anh cũng không còn tâm trạng nào để ăn nữa. Người con gái sống trong nhung lụa không thiếu thốn thứ gì, giao tiếp với người xung quanh cũng còn nhiều mặc hạn chế. Động lực nào khiến em phải chịu khổ, đi một quãng đường xa như vậy dưới thời tiết oi bức. Động lực nào khiến em đủ tự tin bắt chuyện với người xa lạ, trong khi biết bao ánh mắt đang đổ dồn về phía em. Và Nam chỉ thầm ước mình cũng có được tình cảm của Linh dành cho Khanh, chỉ một chút thôi cũng được.

Tiếng chuông giáo đường vang vọng buổi xế chiều, giáo dân của những xóm đạo nhỏ chia thành nhiều dòng người trở về thánh đường, về với chúa. Một chút xa lạ, bỡ ngỡ, Linh và Nam cũng hòa cùng dòng người đi theo tiếng chuông dẫn đường. Một vùng nông thôn có vẻ vắng lặng chỉ một giờ trước, nay lại nhộn nhịp lạ thường. Nhà thờ lúc này đã chật kín người, rất đông giáo dân phải đứng dài ra cả ngoài cửa. Linh nép vào một góc nhỏ, dáo dác ngó quanh như hy vọng sẽ tìm được người mình cần tìm. Nhưng tất cả đều là những khuôn mặt xa lạ, không một chút thân quen. Sau khi kết thúc buổi lễ, phải đợi đến mọi người rời đi hoàn toàn không còn một ai, cha Nguyên đang thu dọn một vài đồ dùng cá nhân thì Linh mới dám bước đến bắt chuyện.

Con chào cha! – Linh tỏ ra tôn kính, cúi đầu chào cha.

Con cần giúp gì không? – Giọng cha Nguyên ôn tồn hỏi thăm Linh.
Cha Nguyên đã ngoài 60 tuổi, nhưng trông vẫn còn trẻ và khá đẹp lão. Cha nhìn hiền hậu lắm, giọng nói trầm ấm, tính tình tốt bụng hay giúp người dân quê, nên ở xóm đạo này ai cũng quý.

Con xin lỗi vì làm phiền cha nghỉ ngơi, con muốn tìm gia đình một người bạn ở quê mình. Con mong cha bỏ chút thời gian giúp con với ạ! – Linh lễ phép nói rồi đưa cho cha tấm hình gia đình Khanh bằng hai tay.
Cha Nguyên sốt sắn bước lại gần, rồi cầm tấm hình lên nhìn một hồi rất lâu. Nhưng rồi một lần nữa lại là sự thất vọng, cha chỉ lắc đầu vì không nhận ra ai trong bức hình này.

Hay là con thử quay lại đây vào những buổi chiều ngày Chủ Nhật xem, biết đâu có duyên, con sẽ tìm được họ tại đây. – Cha Nguyên nhẹ nhàng chỉ bảo và tiếp thêm một chút hy vọng cho Linh.


Linh cúi đầu chào cha và bước ra khỏi thánh đường trong sự thất vọng tràn trề, có đôi lúc nước mắt đã trực chờ rơi, nhưng bằng một sức mạnh niềm tin nào đó, chúng đã lại được nén ngược vào trong. Dù là hy vọng cuối cùng Linh cũng muốn thử. Nam ngồi dưới một gốc cây to, thấy Linh bước ra với vẻ mặt buồn bã cũng đoán được tình hình bên trong thế nào. Linh bước qua mặt Nam, cứ lặng lẽ đi dọc trên con đường như người vô hồn. Nam chỉ biết dẫn xe bước theo phía sau, đôi lúc anh muốn hỏi chuyện nhưng không biết bắt đầu từ đâu, nên lại thôi.

Alo alo. – Lấy hết can đảm. Nam nói và khều khều nhẹ lên vai Linh.
Linh quay lại thấy Nam mới thức tỉnh với hiện tại, nhìn Nam ngơ ngác. Nãy giờ cứ đi như người vô hồn được một đoạn dài, bây giờ cũng không biết mình đang ở đâu.

Anh hứa với em sẽ giúp em tìm Khanh, đến khi tìm được mới thôi. – Nam cười nói và giơ ngón tay út như muốn móc ngoéo để giữ đúng lời hứa của mình.

Dạ, hihi. – Lúc này Linh đã cười tươi hơn với vẻ mặt đầy hy vọng, giơ ngón tay út lên móc ngoéo lại với Nam.

Nam đứng hình vài giây, khi lần đầu tiên, tay chạm tay với Linh thân thiết như vậy, nhịp tim đập liên hồi. Mặt có chút ửng đỏ, anh cảm thấy trong lòng xốn xang, còn cô thì quá ngây thơ không nhận ra được những điều khác lạ đang diễn ra. Vậy là hai người chở nhau về Sài Gòn, lòng Nam vui nao nao khó tả.
Vậy là như lời hứa, cứ mỗi buổi chiều Chủ Nhật, Nam lại chở Linh về Củ Chi tìm gia đình Khanh. Một tuần, rồi hai tuần trôi qua, và con số đã không còn tính bằng ngày, mà tính bằng tháng. Nhưng tất cả Linh nhận lại chỉ là con số không tròn trĩnh.


Một buổi chiều Chủ Nhật u ám, may đen bao phủ cả bầu trời. Lại một buổi chiều Chủ Nhật buồn không một tia hy vọng đối với cô gái bé nhỏ. Nam thì vẫn ngồi ở gốc cây chờ đợi, nhưng lúc này có lẽ đã quá sức chịu đựng của anh. Không phải vì anh ngại đường xa, ngại gian nan để chạy hàng chục cây số về đây. Điều anh không thể kìm lòng được, là anh không thể nhìn người con gái anh thương phải đau khổ như vậy mỗi ngày, mặt anh nóng rang, căm tức người bạn cũ đã bỏ đi không lời từ biệt. Anh gục đầu xuống đất, tay nghiến chặt những bụi cỏ xung quanh.

Anh Nam, vậy tuần sau mình tiếp túc…

Đủ rồi! – Nam không thèm nhìn mặt Linh, phủi bụi trên quần áo rồi bỏ đi lấy xe.
Linh cảm giác sợ sệt vì hành động bất thường của Nam, thấy Nam dẫn xe đi, Linh chỉ dám rón rén bước theo sau không hiểu chuyện gì đang diễn ra. Lại con đường này, hai người đã đi qua biết bao nhiêu lần, những khác ở chỗ, hôm nay Linh là người đang lẽo đẽo đi theo sau Nam đầy lo lắng.
Nam quay lại nhìn Linh với vẻ mặt nghiêm trọng, không thèm đá chống chân của xe. Chiếc xe ngã rầm xuống giữa đường phát ra tiếng động lớn làm Linh giật mình. Nam tiến lại gần Linh, nhịp thở anh đập hối hả, cùng cơn giận ngày càng dâng cao.

Như vậy là đủ rồi đó em! – Nam hơi nghẹn ngào, quát to.

Anh…anh. – Linh cúi mặt xuống đất run sợ vì thái độ giận dữ của Nam. Hai tay cố bấu chặt vào nhau.

Đừng tìm nó nữa, em biết anh cảm thấy xót xa cho em đến từng nào không? – Nam nắm lấy tay Linh giật thật mạnh.


Linh bất ngờ không điểm tựa, té ngã người vào lòng của Nam. Anh cúi xuống hôn cô, một nụ hôn mà anh hằng ao ước bao lâu nay. Một nụ hôn thay cho những gì anh muốn bày tỏ, anh đã nhịn quá lâu rồi, bất chấp có những người đi đường ngang qua. Bất chấp mọi thứ đang diễn ra xung quanh, ngay tại lúc này đây, anh muốn cho người con gái anh yêu thương biết được cảm xúc thật của mình. Anh muốn cho cô ấy hiểu, anh cũng yêu cô ấy nhiều không thua bất cứ ai. Thậm chí anh có thể hy sinh cả bản thân mình cho cô ấy được hạnh phúc.


Linh đứng hình vài giây không thể cử động, nhưng chợt hoàn hồn và nhận thấy những việc sai trái đang diễn ra. Cô tát vào má Nam thật mạnh, đẩy anh ra rồi quay mặt vội vã bước đi, cô bỏ chạy thì đúng hơn.
Nam như bừng tỉnh, từ giận dữ, anh chuyển qua cảm thấy hối hận vì những gì mình đã làm. Linh đã chạy được một đoạn xa, Nam vội vã dựng xe lên và đuổi theo cô.

Linh Linh….anh xin lỗi! – Nam đã đuổi kịp Linh và nếu lấy tay cô.

Tôi không muốn nhìn thấy anh nữa. – Linh giận dữ, mắt đỏ hoe, gạt tay Nam và tiếp tục bỏ đi.
Mặt cho Nam đã năn nỉ hết lời, Linh không thèm quan tâm mà càng bước thật nhanh. Từ xa một chiếc xe buýt Củ Chi Sài Gòn đang đón khách, Linh chạy thật nhanh, vẫy tay bác tài xế ra hiệu rằng cô muốn lên xe.

Linh, làm ơn mà em! Đừng như vậy, lên xe anh chở về! – Nam hớt hải đuổi theo, lúc này Nam đã biết lỗi lầm của mình rất lớn, anh chỉ biết hy vọng Linh sẽ bỏ qua cho anh.


Linh bỏ ngoài tai, bước lên xe và yên vị vào chỗ ngồi, cô không thèm nhìn Nam lấy một lần, cô ngồi xuống thở gấp, một phần vì giận Nam, một phần vì mệt. Nam với tay vẫy Linh qua ô cửa sổ xe buýt, cầu xin cô tha thứ và xuống xe để anh chỡ về. Cô vẫn ngồi bất động rồi chiếc xe từ từ lăn bánh, từng giọt mưa li ti đã bắt đầu rơi. Mây đen kéo đến ngày một nhiều hơn, bầu trời tối mịt.


Nam vẫn miệt mài đuổi theo chiếc xe buýt hơn cả hai chục cây số, cứ mỗi lần xe ghé vô trạm đón khách, Nam lại chạy lại, gõ vào ô cửa kính cầu xin Linh thứ lỗi, hết trạm dừng này đến trạm dừng khác. Mưa ngày càng nặng hạt, Nam buốt lạnh, người ướt như chuột lột.


Bỗng nhiên chiếc xe phát ra những tiếng động lạ rồi chết máy giữa đường. Chiếc xe buýt thì ngày càng xa dần, Nam bực tức đề máy xe trong vô vọng. Anh điên người đạp chiếc xe đổ rầm ra đường, anh còn đạp nó mấy cái để hả cơn giận. Mắt anh cay xòe, anh ngồi bệt ra đất, nhìn chiếc xe buýt khuất bóng, anh nấc nghẹn từng tiếng, bao nhiêu cảm giác sợ hãi vì mất Linh, hối hận vì làm tổn thương em, bao nhiêu cảm giác ùa về cùng một lúc khiến chàng sinh viên khóc như một đứa trẻ.

Tránh qua một bên coi! – Một con nhỏ khó chịu trên xe quát Linh và đẩy cô qua một bên để ngồi vào ghế.


Lúc này Linh giật mình nhìn quanh thì không biết mình đang đi đâu, cô nhìn qua ô cửa kính, thì không còn thấy Nam chạy theo nữa. Cơn giận đã tan biến đi lúc nào, bây giờ cô chỉ thấy sợ. Mọi thứ xung quanh quá xa lạ với cô. Nỗi sợ chưa buông tha thì nỗi thất vọng tràn trề lại đến, cô đã thật sự tuyệt vọng trên con đường tìm lại Khanh. Thậm chí cô còn đánh mất luôn tình bạn với anh Nam. Mưa nặng hạt, trời sấm chớp dữ dội. Linh giật mình sợ hãi và cuối cùng thì nước mắt đã rơi, đã từ rất lâu rồi, cứ nghĩ là mình mạnh mẽ, hoặc cố tỏ ra mạnh mẽ. Nhưng cô quá bé nhỏ trước dòng đời, trước số phận của mình. Một cô gái nhỏ đã chịu đựng quá lâu, đã cố gắng sống tích cực ngày qua ngày như lời anh dặn. Nhưng càng cố gắng, càng kìm nén cảm xúc, cô chỉ càng như dối lừa bản thân mình, rằng mình sẽ lại được gặp anh sớm thôi. Nhưng mọi thứ đã vượt ngoài tầm với, ngoài khả năng của cô gái nhỏ. Cô mất anh thật rồi. Linh ôm mặt khóc nức nở, mặt cho những con mắt soi mói nhìn mình trên chuyến xe.

Con dở hơi! – Con nhỏ khó ưa ngồi kế mắng nhiếc và bỏ đi.


Cô vẫn khóc, mưa vẫn rơi, trời vẫn sấm chớp. Không một ai ngó ngàng đến cô. Lần đầu tiên, cô hiểu được cuộc sống này khắc nghiệt đến mức nào. Cô nấc nghẹn to hơn, muốn khóc cho thật đã hôm nay, vì cô biết kể từ hôm nay, cô không còn một ai bên cạnh mình nữa. Ba con người chung một khung hình, ba số phận, họ thật sự đã rẽ hướng sang những con đường khác nhau của cuộc sống và không biết ngày gặp lại, hoặc sẽ không bao giờ gặp lại.

Category: Chapter  Comments off

Thông tin tác giả:
– Tên thật: Phạm Chí Tâm
– Bút danh: TthanPham / Tâm Phạm
– Nickname mọi người hay gọi: X (dép lào, háu ăn,16500…v…v.)
– Sinh năm 1990 tại Củ Chi – Sài Gòn
– Cung hoàng đạo: Song Ngư
– Ngành nghề: Công nghệ thông tin, thương mại điện tử.
– Mọi chia sẻ cảm xúc, câu hỏi, các bạn có thể nhắn tin trực tiếp về https://www.facebook.com/tthanpham

 

veembangmaunoinho-tacgia

 

 

 

Category: Chapter  Leave a Comment

cover4

Lần đầu tiên truyện sẽ không còn được dẫn dắt bởi nhân vật Khanh trước đây nữa. “Tôi” bây giờ sẽ do chính tác giả vào vai, nên suy nghĩ nội tâm sẽ thay đổi nhiều so với “Tôi” trước kia. Có thể là một chút trẻ trâu hơn…..^^

===========

Gác chân lên bàn, hai tay chấp sau gáy và ngã ghế ra sau, tôi đang ngồi một cách phè phỡn trong một nhà hàng thức ăn nhanh của một thành phố buồn tẻ tại Hoa Kỳ. Tất nhiên tôi không phải là một thực khách, chả có thực khách nào lại vào nhà hàng và ngồi cái kiểu bố đời thế này cả. Bất cứ ai hỏi rằng tôi là gì trong cái nhà hàng này, tôi đều trả lời tôi là “quản lý” ở đây. Quản lý của một nhà hàng trong suy nghĩ của mọi người có lẽ rất oách, nhưng đối với tôi thì chẳng khác nào thằng osin.Tôi là một thằng quản lý rất đa năng, làm hầu như tất cả mọi công việc, cắt gọt rau củ, nướng bánh, phục vụ khách hàng, thu ngân, khuân vác, lau nhà, rửa chén…v .v…lắm lúc còn chùi luôn cả toilet, những công việc mà tôi chưa bao giờ đụng tay tới khi còn ở thiên đường.

Bạn thắc mắc thiên đường là ở đâu à? Bất cứ một tự truyện nào của một đứa du học sinh đều xuất hiện một câu hỏi quen thuộc “Bạn có nghĩ Mỹ là thiên đường?”. Tôi cũng xin được nhắc lại câu hỏi ấy và trả lời luôn là không. Thực ra tôi đã có câu trả lời từ những ngày chưa đặt chân đến đây, chưa biết gì về đất nước này. Bởi vì đối với tôi, chỉ có một thiên đường duy nhất, đó là nhà tôi khi được ở cạnh những người thân trong gia đình.

Tâm trạng của tôi và bà chủ nhà hàng thì luôn luôn trái ngược nhau, cứ mỗi lúc tôi vui thì bả lại buồn và ngược lại. Tôi luôn vui khi nhà hàng vắng khách, cứ mỗi lúc vắng là tôi lại ngồi phè phỡn như thế này để hưởng lương. Việc buôn bán của nhà hàng có đắt hay không thì tôi chả bao giờ quan tâm, vì doanh thu có cao thế nào thì những gì tôi nhận được cũng thế thôi.

Thời gian thấm thoát qua đi, tôi cũng trụ lại ở cái nhà hàng này được 2 năm, vừa học và vừa làm như bao đứa du học sinh khác.2 năm không phải là quá dài, nhưng cũng đủ để lại trong tôi không biết bao nhiêu kỷ niệm dở khóc dở cười, một trong những chuyện làm tôi nhớ nhất sẽ được tôi kể ra sau đây.

12 giờ đêm của một ngày không trăng, sau khi dọn dẹp xong thì tôi đóng cửa nhà hàng như mọi ngày.Vừa bước ra khỏi cửa thì trong màn đêm xa xa lóe lên một ánh sáng trắng chói lòa, nhìn kỹ hơn thì đó là một cái miệng đang nhe rằng cười của một con mụ da đen. Đừng cho tôi là mất lịch sự khi gọi bà ta là con mụ, tôi chả có thành kiến gì với người da đen cả, chỉ là những việc tiếp theo sau đây khiến tôi không thể dùng mỹ từ nào tốt hơn được.

– Muốn thổi không anh? _ Đó là câu đâu tiên phát ra từ cửa miệng của con mụ đó khi tiến gần đến tôi.

– Thổi ….thổi gì? _Tôi tròn mắt hỏi mụ ta. Mụ ta thần kinh à? 12 giờ đêm còn ở ngoài đường và hỏi tôi một câu hỏi khó hiểu.

– Thổi thế này nè? _ Mụ cười nham nhỡ, rồi dùng tay đưa ra đưa vào trước miệng của mụ.

Nhìn hành động của mụ thì tôi cũng dần dần hiểu ra chuyện.Trong đầu thì liên tiếp là những câu “Cái địa ngục gì vậy?. Cái quái gì thế?”. Tôi nhìn xung quanh thì đường vắng tanh, cảnh sát chắc cũng ngủ từ bao giờ, đen đường mờ ảo, nhà hàng tôi làm luôn luôn đóng cửa khuya nhất trong khu vực này. Mụ ta thì thấp hơn tôi, nhưng về chiều ngang thì lại gấp mấy lấn, như một con gấu mẹ vĩ đại. Nếu bây giờ mụ ta làm liều, đè tôi xuống hấp thì kêu trời trời không thấu, kêu đất đất không hay.

– Cần gì nói thẳng đi? _ Tối lấy hết bình tĩnh để hỏi mụ ta.

– Thật ra em đói quá, anh cho em ăn, rồi anh muốn gì cũng được.

– Được rồi, tôi làm cho bà một ổ bánh mì. _ Thở phào nhẹ nhõm, có vậy thôi đó.Trong đầu thì nghĩ “Lạy mẹ, ăn hết cái nhà hàng này cũng được, tha cho con là được rồi.”.

Tôi đứng làm thức ăn cho mụ, lâu lâu lại liếc nhìn xem mụ có động tĩnh gì không. Mỗi lần liếc nhìn là mụ lại nỡ một nụ cười nham nhỡ với hàm trắng tát.Nhìn thấy nụ cười ấy thì tôi lại giật mình và quay lại với công việc, tôi bán bánh mì chứ không bán thân mụ à >.

– Đây, đồ ăn của bà đây. _ Tôi đưa thức ăn vừa làm xong cho mụ.

– Anh có bạn gái chưa? _ Mụ hỏi tôi.

– Chưa. _ Tôi trả lời.

– Anh không thích cái đó hả?

– Thôi được rồi, cầm tiền rồi về đi, tôi không cần gì đâu. _ Tôi móc ví đưa mụ thêm $10, đi lẹ dùm con má ơi.

Tôi hôm đó, đi về nhà trên con đường vắng.Nghĩ lại những gì đã diễn ra thì lại toát mồ hôi lạnh.

Đó là câu chuyện xảy ra cũng đã khá lâu, hôm nay tôi làm ca sáng, ngồi rảnh rỗi vì vắng khách. Đến giờ thay ca thì tôi được về, chiều nay tôi có một chuyến hành trình khá dài đến bang Y với mục đích du lịch giải khuây sau tháng ngày học tập làm việc mệt nhọc.Thực ra tôi cũng có ý định chuyển đến đây sống nên sẵn tiện đi để xem tình hình thế nào luôn.

Tôi ở nhà của chú tôi trong những ngày lưu lại tại bang Y này, vào một buổi chiều khi cùng đi siêu thị mua sắm với chú, tôi đã bất ngờ gặp lại một người, tôi không thể tin được là tôi có thể gặp anh ở đây. Bước tới gần hơn và quan sát thật kỹ để tránh nhầm lẫn một lần nữa.

Đúng là anh Khanh rồi, vẫn dáng người cao ráo, lịch lãm ấy, anh đang ngồi trên một chiếc ghếphía trước siêu thị.Tôi đi từ từ về phía anh với sự vui mừng không thể tả nỗi, bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa lại ùa về.

– Anh Khanh! _ Tôi vỗ vào vai anh và ngồi xuống bên cạnh.

– Ai vậy? _ Anh quay sang và hỏi.

– Em X nè, cái ông này mau quên vậy?

– X nào?

– Thằng X đệ tử học đàn của anh đây.

– Trời! X, sao chú mày lại ở đây? _ Anh mừng rỡ và khoác vai tôi.

– Chuyện dài lắm anh à. _ Tôi nói rồi nhìn anh, nhưng dường như có gì đó khác thường. Tại sao anh không nhìn tôi?

– Anh….anh…._ Tôi nói ấp úng rồi lấy tay đưa qua đưa lại trước mặt anh.

– Ừ! Chuyện của anh cũng dài lắm chú mày à! _ Anh nói và cười nhẹ, một nụ cười đượm buồn.

Cảm xúc của tôi đã thay đổi 180 độ.Từ vui mừng trở thành hụt hẫng, khó chịu, buồn bực cực độ khi thấy những gì xảy đến với anh.

– Anh bị sao vậy? _ Tôi hỏi nấc nghẹn, không hiểu sao mắt bắt đầu hơi cay. Anh lắc đầu, mỉm cười và vỗ vào vai tôi.

– Ai vậy con? _ Một người phụ nữ lớn tuổi đi lại hỏi anh.

– Dạ! Thằng em con ở quê mẹ à, hôm nay may mắn gặp lại.

– Dạ! Con chào bác. _ Tôi đứng dậy và chào bác ấy.

– Ừ, vậy thì vui quá! Con về nhà bác chơi nhe. _ Không cần phải đợi bác mời, chắc chắn tôi sẽ đến nhà anh chơi để tìm hiểu xem đã có chuyện gì xảy ra với anh.

– Dạ! Bác cho con địa chỉ nhà, còn về xin phép chú rồi con sẽ ghé sau ạ.

Vậy là tôi tạm biệt anh trong buổi chiều hôm đó, một buổi chiều với bao nhiêu thắc mắc, hụt hẫng, buồn bực. Chỉ mong sang ngày maithật nhanh để gặp lại anh.

Sáng hôm sau, bước ra khỏi xe của chú với một cái balo to trên lưng, tôi mang đủ đồ dùng cho vài hôm ở lại nhà anh. Bấm chuông thì người phụ nữ hôm qua mở cửa.

– Đến rồi hả con, vào nhà đi!

– Dạ!

– Anh Khanh ở đâu vậy bác? _ Bước vào phòng khách thì tôi hỏi ngay.

– Nó ở phòng đó, con gỏ cưa xem nó dậy chưa.

– Dạ! _ Tôi tiến đến trước cửa và gỏ.

– Cửa không khóa, vào đi! _ Tiếng anh vọng ra từ bên trong.

– Anh dậy rồi à? _ Bước vào phòng thì thấy anh đang ngồi trên bàn làm việc.

– Ủa? Chú mày đến sớm thế?

– Dạ! Tại em mong quá! _ Tôi tiến đến ngồi cạnh anh.

– Sao? Giờ thì anh có thể kể hết mọi chuyện chưa? _ Tôi tỏ vẻ nghiêm túc.

– Chuyện gì?

– Thì về mắt anh.

– Thì anh bệnh, rồi vậy thôi, có gì đâu mà kể. _ Anh mỉm cười.

– Em nghiêm túc đó, còn chị Linh thì sao? Con Miu nữa?

– Anh bắt đầu trầm người lại, nhìn vô định.

Tôi để ý trên bàn làm việc anh là một cuốn sách dày và khá cũ, có tựa đề hồi ký. Trên cuốn sách là một sợi dây chuyền cỏ 4 lá khá đẹp. Bên cạnh là rất nhiều que kem, lại chợt thắc mắc không biết ông nội này sưu tập que kem làm cái giống gì nữa. Tôi khẽ kéo quyển sách lại gần, rón rén lật từng trang một cách nhẹ nhàng như không cho anh nghe thấy.

– Cứ từ từ nghiên cứu nhe. _ Anh đứng dậy, vỗ vai tôi và cầm một cây gậy đi từ từ về giường.

– Có cần em giúp không? _ Hix, cái ông này sao thính thế, vậy mà cũng biết mình xem lén cuốn sách.

– Thôi được rồi, chuyện hằng ngày mà. _ Anh lại cười.

Vậy là tôi từ từ thả mình vào cuốn hồi ký, có những đoạn không hiểu thì tôi lại hỏi anh. Đọc say mê mấy giờ liền mà quên cả thời gian.

– Mày khóc đó hả X? _ Anh hỏi tôi.

– Không có. Trời mưa nên cay mắt thôi >.<._ c=”” l=”” nghe=”” ti=”” s=”” t=””>

– Tao biết vì sao mày buồn mà, xin lỗi vì đôi tông trắng của mày. _ Ổng cười và nói.

Ổng không nói thì tôi cũng mém quên chi tiết đó, thế hóa ra bao nhiêu năm đau khổ và dằn vặt vì đôi tông trắng ngày nào nay cũng được làm sáng tỏ. Tôi lại tiếp tục vùi đầu đọc.

– X! Ra ăn cơm đi mày, làm gì mà ngồi đọc hoài vậy? _ Tôi cứ mãi mê xem, đến chiều tối lúc nào không hay.

– Dạ! Em ra ngày.

Lúc tôi ra thì mọi người trong nhà đều đã ăn xong, trên bàn có chừa lại phần cơm cho tôi. Tôi ngồi vào bàn và ăn một mình, vừa ăn tôi vừa nhìn anh chơi những bài guitar thương hiệu quen thuộc ngoài vườn. Có một con bé khá xinh xắn ngồi nghe và nhìn anh say mê, cứ mỗi lần hát xong một bài thì nó lại vỗ taytắm tắt khen hay, nhưng hình như con nhỏ nói tiếng Việt không được chuẩn cho lắm, chắc là sinh ra ở đây. Mỗi lần nghe nhỏ nói bập bẹ vài câu thì tôi lại buồn cười sặc cơm.

Ăn xong, tôi mang hai ly nước ra sân vườn ngồi cạnh anh. Con nhỏ lúc nãy đã không còn ở đây nữa.

– Con nhỏ xinh xắn ấy là ai vậy anh?

– Cô bé hàng xóm cạnh nhà thôi.

– Có vẻ nó khoái anh lắm đó.

– Hì……_ Anh cười rồi lắc đầu.

– Anh nè, em đã suy nghĩ nhiều và quyết định rồi, em sẽ chuyển thể quyển hồi ký của anh thành một tập truyện.

– Ha ha…._ Anh cười to.

– Tui không đùa đâu. _ Tôi nói giọng nghiêm túc, anh cũng ngừng cười.

– Một vài dòng tự truyện thế này thì có gì hay ho để viết. _ Anh nói.

– Nó không hay nhưng lại đầy cảm xúc anh à, chỉ cần thêm dẫn truyện, kết nói sự kiện logic, đưa cảm xúc nội tâm vào thì sẽ rất hay đó chứ.

– Vậy anh hỏi mày có từng đọc hết một cuốn truyện nào chưa?

– Chưa.

– Có từng mua một cuốn truyện nào chưa?

– Chưa.

– Điểm Văn lớp 12 mày bao nhiêu?

– 6.3….ý nhầm…6.4 _ Nói ra hơi bị nhục.

– Rồi, vậy mày tự hiểu rồi hé. _ Ổng cười và đi từ từ vào nhà.

– Ê…chưa nói xong mà. _ Coi thường tôi hả? Để rồi coi ông anh.

Sáng hôm sau.

– Mày đó hả X?

– Dạ!

– Mày làm gì mà sáng sớm lục đục rồi?

– Em đang chụp hình cuốn hồi ký của anh.

– Để làm gì?

– Em không đùa đâu.

Ổng bước ra khỏi giường, đi từ từ về phía tôi và ngồi xuống.Ổng thở một hơi dài và hỏi.

– Có bao giờ mày nghĩ truyện mày viết sẽ được xuất bản không?

– Hì…… sống thì cứ mơ ước thôi anh. _ Nói cho vui chứ chưa viết chữ nào đã nghĩ đến việc xuất bản mới ghê.

– Ờ, nếu thật sự có ngày đó, mày hứa làm cho anh một chuyện, anh sẽ cho phép mày dùng nội dung cuốn hồi ký này để viết.

– Chuyện gì anh?

– Mày phải trích một phần tiền trên mỗi quyển sách bán được để ủng hộ cho hội từ thiện trẻ em khiếm thị.

– Ha.ha…_ Tôi cười to.

– Tao không đùa đâu. _ Nhìn vẻ mặt nghiêm túc của ông thì tôi cũng lặng dần.

– Dạ em biết rồi. _ Chưa viết một chữ đã nghĩ đến chuyện trích tiền làm từ thiện.

Kết thúc cuộc nói chuyện, tôi lại quay lại tiếp tục ghi chép và chụp ảnh.Cố gắng làm việc cho thật nhanh vì chiều này tôi phải về rồi.

Đến chiều thì chú cũng qua đón, may là tôi cũng đã ghi chép đầy đủ tất cả thông tin. Vác balo bước ra khỏi cửa nhà, quay lại nhìn thì thấy anh đang đứng trước cửa.

– Thôi anh ở lại giữ gìn sức khỏe nhe!

– X! _ Anh gọi tôi lại và chìa quyển hồi ký ra trước mặt tôi.

– Anh…anh…_ Tôi hơi ngạc nhiên.

– Em cất cẩn thận nhe, cố học tốt và sống tốt ở cái đất Mỹ này đó! _ Anh vỗ vai tôi và nói. Tôi một chút khó hiểu, một phần vui mừng vì được tặng quyển hồi ký.

Có nhiều thứ cảm xúc muốn thể hiện ra, nhưng không biết phải làm gì, phải nói gì. Dù sao cũng là hai người đàn ông, tôi không quen thể hiện quá nhiều, đành im lặng mà bước đi.

– X, nhớ lời hứa đó! _ Anh nói to từ xa.

– Em biết rồi! Giữ gìn sức khỏe, chờ tin em! _ Tôi quay lại và cũng nói thật to.

Chiếc xe dần lăn bánh, tôi vẫn nhìn anh qua ô cửa kính, tự nhiên lại hơi cay cay ở khóe mắt vì người đàn ông tội nghiệp này, thấy đâu đó có một chút niềm tin và hy vọng anh đặt vào tôi.

“Màu nỗi nhớ của anh là một màu sắc ý nghĩa và đặc biệt nhất mà em từng biết.

Em sẽ dùng hết khả năng của em, làm mọi thứ để đưa được quyển hồi ký của anh nằm ngay ngắn trên kệ của tất cả các nhà sách lớn.

Một ngày không xa, màu nỗi nhớ của anh sẽ phủ khắp cái mảnh đất hình chữ S ấy, tính cảm của anh sẽ đên được tay của những người mà nó cần đến.

Hy vọng anh luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!

Hãy chờ tin của em anh nhé!”

—Kết thúc chapter ngoại truyện 1—

Sách Vẽ Em Bằng Màu Nỗi Nhớ đã được xuất bản, tìm mua để đọc phần ngoại truyện Miu gặp lại Khanh trên đất Mỹ.

Thông tin phát hành: https://veembangmaunoinho.com/?p=258

Category: Chapter  Leave a Comment