Lần đầu tiên truyện sẽ không còn được dẫn dắt bởi nhân vật Khanh trước đây nữa. “Tôi” bây giờ sẽ do chính tác giả vào vai, nên suy nghĩ nội tâm sẽ thay đổi nhiều so với “Tôi” trước kia. Có thể là một chút trẻ trâu hơn…..^^
===========
Gác chân lên bàn, hai tay chấp sau gáy và ngã ghế ra sau, tôi đang ngồi một cách phè phỡn trong một nhà hàng thức ăn nhanh của một thành phố buồn tẻ tại Hoa Kỳ. Tất nhiên tôi không phải là một thực khách, chả có thực khách nào lại vào nhà hàng và ngồi cái kiểu bố đời thế này cả. Bất cứ ai hỏi rằng tôi là gì trong cái nhà hàng này, tôi đều trả lời tôi là “quản lý” ở đây. Quản lý của một nhà hàng trong suy nghĩ của mọi người có lẽ rất oách, nhưng đối với tôi thì chẳng khác nào thằng osin.Tôi là một thằng quản lý rất đa năng, làm hầu như tất cả mọi công việc, cắt gọt rau củ, nướng bánh, phục vụ khách hàng, thu ngân, khuân vác, lau nhà, rửa chén…v .v…lắm lúc còn chùi luôn cả toilet, những công việc mà tôi chưa bao giờ đụng tay tới khi còn ở thiên đường.
Bạn thắc mắc thiên đường là ở đâu à? Bất cứ một tự truyện nào của một đứa du học sinh đều xuất hiện một câu hỏi quen thuộc “Bạn có nghĩ Mỹ là thiên đường?”. Tôi cũng xin được nhắc lại câu hỏi ấy và trả lời luôn là không. Thực ra tôi đã có câu trả lời từ những ngày chưa đặt chân đến đây, chưa biết gì về đất nước này. Bởi vì đối với tôi, chỉ có một thiên đường duy nhất, đó là nhà tôi khi được ở cạnh những người thân trong gia đình.
Tâm trạng của tôi và bà chủ nhà hàng thì luôn luôn trái ngược nhau, cứ mỗi lúc tôi vui thì bả lại buồn và ngược lại. Tôi luôn vui khi nhà hàng vắng khách, cứ mỗi lúc vắng là tôi lại ngồi phè phỡn như thế này để hưởng lương. Việc buôn bán của nhà hàng có đắt hay không thì tôi chả bao giờ quan tâm, vì doanh thu có cao thế nào thì những gì tôi nhận được cũng thế thôi.
Thời gian thấm thoát qua đi, tôi cũng trụ lại ở cái nhà hàng này được 2 năm, vừa học và vừa làm như bao đứa du học sinh khác.2 năm không phải là quá dài, nhưng cũng đủ để lại trong tôi không biết bao nhiêu kỷ niệm dở khóc dở cười, một trong những chuyện làm tôi nhớ nhất sẽ được tôi kể ra sau đây.
12 giờ đêm của một ngày không trăng, sau khi dọn dẹp xong thì tôi đóng cửa nhà hàng như mọi ngày.Vừa bước ra khỏi cửa thì trong màn đêm xa xa lóe lên một ánh sáng trắng chói lòa, nhìn kỹ hơn thì đó là một cái miệng đang nhe rằng cười của một con mụ da đen. Đừng cho tôi là mất lịch sự khi gọi bà ta là con mụ, tôi chả có thành kiến gì với người da đen cả, chỉ là những việc tiếp theo sau đây khiến tôi không thể dùng mỹ từ nào tốt hơn được.
– Muốn thổi không anh? _ Đó là câu đâu tiên phát ra từ cửa miệng của con mụ đó khi tiến gần đến tôi.
– Thổi ….thổi gì? _Tôi tròn mắt hỏi mụ ta. Mụ ta thần kinh à? 12 giờ đêm còn ở ngoài đường và hỏi tôi một câu hỏi khó hiểu.
– Thổi thế này nè? _ Mụ cười nham nhỡ, rồi dùng tay đưa ra đưa vào trước miệng của mụ.
Nhìn hành động của mụ thì tôi cũng dần dần hiểu ra chuyện.Trong đầu thì liên tiếp là những câu “Cái địa ngục gì vậy?. Cái quái gì thế?”. Tôi nhìn xung quanh thì đường vắng tanh, cảnh sát chắc cũng ngủ từ bao giờ, đen đường mờ ảo, nhà hàng tôi làm luôn luôn đóng cửa khuya nhất trong khu vực này. Mụ ta thì thấp hơn tôi, nhưng về chiều ngang thì lại gấp mấy lấn, như một con gấu mẹ vĩ đại. Nếu bây giờ mụ ta làm liều, đè tôi xuống hấp thì kêu trời trời không thấu, kêu đất đất không hay.
– Cần gì nói thẳng đi? _ Tối lấy hết bình tĩnh để hỏi mụ ta.
– Thật ra em đói quá, anh cho em ăn, rồi anh muốn gì cũng được.
– Được rồi, tôi làm cho bà một ổ bánh mì. _ Thở phào nhẹ nhõm, có vậy thôi đó.Trong đầu thì nghĩ “Lạy mẹ, ăn hết cái nhà hàng này cũng được, tha cho con là được rồi.”.
Tôi đứng làm thức ăn cho mụ, lâu lâu lại liếc nhìn xem mụ có động tĩnh gì không. Mỗi lần liếc nhìn là mụ lại nỡ một nụ cười nham nhỡ với hàm trắng tát.Nhìn thấy nụ cười ấy thì tôi lại giật mình và quay lại với công việc, tôi bán bánh mì chứ không bán thân mụ à >.
– Đây, đồ ăn của bà đây. _ Tôi đưa thức ăn vừa làm xong cho mụ.
– Anh có bạn gái chưa? _ Mụ hỏi tôi.
– Chưa. _ Tôi trả lời.
– Anh không thích cái đó hả?
– Thôi được rồi, cầm tiền rồi về đi, tôi không cần gì đâu. _ Tôi móc ví đưa mụ thêm $10, đi lẹ dùm con má ơi.
Tôi hôm đó, đi về nhà trên con đường vắng.Nghĩ lại những gì đã diễn ra thì lại toát mồ hôi lạnh.
Đó là câu chuyện xảy ra cũng đã khá lâu, hôm nay tôi làm ca sáng, ngồi rảnh rỗi vì vắng khách. Đến giờ thay ca thì tôi được về, chiều nay tôi có một chuyến hành trình khá dài đến bang Y với mục đích du lịch giải khuây sau tháng ngày học tập làm việc mệt nhọc.Thực ra tôi cũng có ý định chuyển đến đây sống nên sẵn tiện đi để xem tình hình thế nào luôn.
Tôi ở nhà của chú tôi trong những ngày lưu lại tại bang Y này, vào một buổi chiều khi cùng đi siêu thị mua sắm với chú, tôi đã bất ngờ gặp lại một người, tôi không thể tin được là tôi có thể gặp anh ở đây. Bước tới gần hơn và quan sát thật kỹ để tránh nhầm lẫn một lần nữa.
Đúng là anh Khanh rồi, vẫn dáng người cao ráo, lịch lãm ấy, anh đang ngồi trên một chiếc ghếphía trước siêu thị.Tôi đi từ từ về phía anh với sự vui mừng không thể tả nỗi, bao nhiêu kỷ niệm ngày xưa lại ùa về.
– Anh Khanh! _ Tôi vỗ vào vai anh và ngồi xuống bên cạnh.
– Ai vậy? _ Anh quay sang và hỏi.
– Em X nè, cái ông này mau quên vậy?
– X nào?
– Thằng X đệ tử học đàn của anh đây.
– Trời! X, sao chú mày lại ở đây? _ Anh mừng rỡ và khoác vai tôi.
– Chuyện dài lắm anh à. _ Tôi nói rồi nhìn anh, nhưng dường như có gì đó khác thường. Tại sao anh không nhìn tôi?
– Anh….anh…._ Tôi nói ấp úng rồi lấy tay đưa qua đưa lại trước mặt anh.
– Ừ! Chuyện của anh cũng dài lắm chú mày à! _ Anh nói và cười nhẹ, một nụ cười đượm buồn.
Cảm xúc của tôi đã thay đổi 180 độ.Từ vui mừng trở thành hụt hẫng, khó chịu, buồn bực cực độ khi thấy những gì xảy đến với anh.
– Anh bị sao vậy? _ Tôi hỏi nấc nghẹn, không hiểu sao mắt bắt đầu hơi cay. Anh lắc đầu, mỉm cười và vỗ vào vai tôi.
– Ai vậy con? _ Một người phụ nữ lớn tuổi đi lại hỏi anh.
– Dạ! Thằng em con ở quê mẹ à, hôm nay may mắn gặp lại.
– Dạ! Con chào bác. _ Tôi đứng dậy và chào bác ấy.
– Ừ, vậy thì vui quá! Con về nhà bác chơi nhe. _ Không cần phải đợi bác mời, chắc chắn tôi sẽ đến nhà anh chơi để tìm hiểu xem đã có chuyện gì xảy ra với anh.
– Dạ! Bác cho con địa chỉ nhà, còn về xin phép chú rồi con sẽ ghé sau ạ.
Vậy là tôi tạm biệt anh trong buổi chiều hôm đó, một buổi chiều với bao nhiêu thắc mắc, hụt hẫng, buồn bực. Chỉ mong sang ngày maithật nhanh để gặp lại anh.
Sáng hôm sau, bước ra khỏi xe của chú với một cái balo to trên lưng, tôi mang đủ đồ dùng cho vài hôm ở lại nhà anh. Bấm chuông thì người phụ nữ hôm qua mở cửa.
– Đến rồi hả con, vào nhà đi!
– Dạ!
– Anh Khanh ở đâu vậy bác? _ Bước vào phòng khách thì tôi hỏi ngay.
– Nó ở phòng đó, con gỏ cưa xem nó dậy chưa.
– Dạ! _ Tôi tiến đến trước cửa và gỏ.
– Cửa không khóa, vào đi! _ Tiếng anh vọng ra từ bên trong.
– Anh dậy rồi à? _ Bước vào phòng thì thấy anh đang ngồi trên bàn làm việc.
– Ủa? Chú mày đến sớm thế?
– Dạ! Tại em mong quá! _ Tôi tiến đến ngồi cạnh anh.
– Sao? Giờ thì anh có thể kể hết mọi chuyện chưa? _ Tôi tỏ vẻ nghiêm túc.
– Chuyện gì?
– Thì về mắt anh.
– Thì anh bệnh, rồi vậy thôi, có gì đâu mà kể. _ Anh mỉm cười.
– Em nghiêm túc đó, còn chị Linh thì sao? Con Miu nữa?
– Anh bắt đầu trầm người lại, nhìn vô định.
Tôi để ý trên bàn làm việc anh là một cuốn sách dày và khá cũ, có tựa đề hồi ký. Trên cuốn sách là một sợi dây chuyền cỏ 4 lá khá đẹp. Bên cạnh là rất nhiều que kem, lại chợt thắc mắc không biết ông nội này sưu tập que kem làm cái giống gì nữa. Tôi khẽ kéo quyển sách lại gần, rón rén lật từng trang một cách nhẹ nhàng như không cho anh nghe thấy.
– Cứ từ từ nghiên cứu nhe. _ Anh đứng dậy, vỗ vai tôi và cầm một cây gậy đi từ từ về giường.
– Có cần em giúp không? _ Hix, cái ông này sao thính thế, vậy mà cũng biết mình xem lén cuốn sách.
– Thôi được rồi, chuyện hằng ngày mà. _ Anh lại cười.
Vậy là tôi từ từ thả mình vào cuốn hồi ký, có những đoạn không hiểu thì tôi lại hỏi anh. Đọc say mê mấy giờ liền mà quên cả thời gian.
– Mày khóc đó hả X? _ Anh hỏi tôi.
– Không có. Trời mưa nên cay mắt thôi >.<._ c=”” l=”” nghe=”” ti=”” s=”” t=””>
– Tao biết vì sao mày buồn mà, xin lỗi vì đôi tông trắng của mày. _ Ổng cười và nói.
Ổng không nói thì tôi cũng mém quên chi tiết đó, thế hóa ra bao nhiêu năm đau khổ và dằn vặt vì đôi tông trắng ngày nào nay cũng được làm sáng tỏ. Tôi lại tiếp tục vùi đầu đọc.
– X! Ra ăn cơm đi mày, làm gì mà ngồi đọc hoài vậy? _ Tôi cứ mãi mê xem, đến chiều tối lúc nào không hay.
– Dạ! Em ra ngày.
Lúc tôi ra thì mọi người trong nhà đều đã ăn xong, trên bàn có chừa lại phần cơm cho tôi. Tôi ngồi vào bàn và ăn một mình, vừa ăn tôi vừa nhìn anh chơi những bài guitar thương hiệu quen thuộc ngoài vườn. Có một con bé khá xinh xắn ngồi nghe và nhìn anh say mê, cứ mỗi lần hát xong một bài thì nó lại vỗ taytắm tắt khen hay, nhưng hình như con nhỏ nói tiếng Việt không được chuẩn cho lắm, chắc là sinh ra ở đây. Mỗi lần nghe nhỏ nói bập bẹ vài câu thì tôi lại buồn cười sặc cơm.
Ăn xong, tôi mang hai ly nước ra sân vườn ngồi cạnh anh. Con nhỏ lúc nãy đã không còn ở đây nữa.
– Con nhỏ xinh xắn ấy là ai vậy anh?
– Cô bé hàng xóm cạnh nhà thôi.
– Có vẻ nó khoái anh lắm đó.
– Hì……_ Anh cười rồi lắc đầu.
– Anh nè, em đã suy nghĩ nhiều và quyết định rồi, em sẽ chuyển thể quyển hồi ký của anh thành một tập truyện.
– Ha ha…._ Anh cười to.
– Tui không đùa đâu. _ Tôi nói giọng nghiêm túc, anh cũng ngừng cười.
– Một vài dòng tự truyện thế này thì có gì hay ho để viết. _ Anh nói.
– Nó không hay nhưng lại đầy cảm xúc anh à, chỉ cần thêm dẫn truyện, kết nói sự kiện logic, đưa cảm xúc nội tâm vào thì sẽ rất hay đó chứ.
– Vậy anh hỏi mày có từng đọc hết một cuốn truyện nào chưa?
– Chưa.
– Có từng mua một cuốn truyện nào chưa?
– Chưa.
– Điểm Văn lớp 12 mày bao nhiêu?
– 6.3….ý nhầm…6.4 _ Nói ra hơi bị nhục.
– Rồi, vậy mày tự hiểu rồi hé. _ Ổng cười và đi từ từ vào nhà.
– Ê…chưa nói xong mà. _ Coi thường tôi hả? Để rồi coi ông anh.
Sáng hôm sau.
– Mày đó hả X?
– Dạ!
– Mày làm gì mà sáng sớm lục đục rồi?
– Em đang chụp hình cuốn hồi ký của anh.
– Để làm gì?
– Em không đùa đâu.
Ổng bước ra khỏi giường, đi từ từ về phía tôi và ngồi xuống.Ổng thở một hơi dài và hỏi.
– Có bao giờ mày nghĩ truyện mày viết sẽ được xuất bản không?
– Hì…… sống thì cứ mơ ước thôi anh. _ Nói cho vui chứ chưa viết chữ nào đã nghĩ đến việc xuất bản mới ghê.
– Ờ, nếu thật sự có ngày đó, mày hứa làm cho anh một chuyện, anh sẽ cho phép mày dùng nội dung cuốn hồi ký này để viết.
– Chuyện gì anh?
– Mày phải trích một phần tiền trên mỗi quyển sách bán được để ủng hộ cho hội từ thiện trẻ em khiếm thị.
– Ha.ha…_ Tôi cười to.
– Tao không đùa đâu. _ Nhìn vẻ mặt nghiêm túc của ông thì tôi cũng lặng dần.
– Dạ em biết rồi. _ Chưa viết một chữ đã nghĩ đến chuyện trích tiền làm từ thiện.
Kết thúc cuộc nói chuyện, tôi lại quay lại tiếp tục ghi chép và chụp ảnh.Cố gắng làm việc cho thật nhanh vì chiều này tôi phải về rồi.
Đến chiều thì chú cũng qua đón, may là tôi cũng đã ghi chép đầy đủ tất cả thông tin. Vác balo bước ra khỏi cửa nhà, quay lại nhìn thì thấy anh đang đứng trước cửa.
– Thôi anh ở lại giữ gìn sức khỏe nhe!
– X! _ Anh gọi tôi lại và chìa quyển hồi ký ra trước mặt tôi.
– Anh…anh…_ Tôi hơi ngạc nhiên.
– Em cất cẩn thận nhe, cố học tốt và sống tốt ở cái đất Mỹ này đó! _ Anh vỗ vai tôi và nói. Tôi một chút khó hiểu, một phần vui mừng vì được tặng quyển hồi ký.
Có nhiều thứ cảm xúc muốn thể hiện ra, nhưng không biết phải làm gì, phải nói gì. Dù sao cũng là hai người đàn ông, tôi không quen thể hiện quá nhiều, đành im lặng mà bước đi.
– X, nhớ lời hứa đó! _ Anh nói to từ xa.
– Em biết rồi! Giữ gìn sức khỏe, chờ tin em! _ Tôi quay lại và cũng nói thật to.
Chiếc xe dần lăn bánh, tôi vẫn nhìn anh qua ô cửa kính, tự nhiên lại hơi cay cay ở khóe mắt vì người đàn ông tội nghiệp này, thấy đâu đó có một chút niềm tin và hy vọng anh đặt vào tôi.
“Màu nỗi nhớ của anh là một màu sắc ý nghĩa và đặc biệt nhất mà em từng biết.
Em sẽ dùng hết khả năng của em, làm mọi thứ để đưa được quyển hồi ký của anh nằm ngay ngắn trên kệ của tất cả các nhà sách lớn.
Một ngày không xa, màu nỗi nhớ của anh sẽ phủ khắp cái mảnh đất hình chữ S ấy, tính cảm của anh sẽ đên được tay của những người mà nó cần đến.
Hy vọng anh luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Hãy chờ tin của em anh nhé!”
—Kết thúc chapter ngoại truyện 1—
Sách Vẽ Em Bằng Màu Nỗi Nhớ đã được xuất bản, tìm mua để đọc phần ngoại truyện Miu gặp lại Khanh trên đất Mỹ.
Thông tin phát hành: https://veembangmaunoinho.com/?p=258